Tìm hiểu về góc quay phim và ý nghĩa

- Tác giả: admin - Cập nhật: 13-12-2017, 9:20 am

Góc quay là một trong những yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định đến chất lượng hình ảnh quay, các thước phim quay. Góc quay có nhiều loại và kiểu dáng khác nhau chính vì thế cần đặc biệt chú ý để có được những thước phim quay đảm bảo chất lượng. Chọn góc quay như thế nào là hợp lý? Cùng AVX tìm hiểu qua một số thông tin sau:

 

Extreme Wide Shot (EWS) (cảnh toàn viễn)

Extreme Wide Shot thường được sử dụng để cho thấy một nhân vật ở trong môi trường của nhân vật đó, thường là rất nhỏ. Có nhiều cách sử dụng khác nhau, nhưng chủ yếu là về bối cảnh. Nhân vật của chúng ta ở đâu? Ví dụ, nó có thể được sử dụng để hiệu ứng hài hước, cho thấy một cảnh đặc tả và sau đó đột nhiên sang canh toàn viễn để cho thấy sự tầm thường một nhân vật. Hay sự yếu đuối của nhân vật. Nó cũng có thể là một cách để cho thấy kích thước, ví dụ như Millenium Falcon bên cạnh Death Star.

1. Establishing Shot (Toàn cảnh giới thiệu không gian)

Thông thường là cảnh đầu tiên khán giả nhìn thấy, establishing shot có rất nhiều dạng. Trong hầu hết các ví dụ trong đoạn video này, chúng ta đang xem cảnh trên không. Chỉ cần nghĩ về số lượng phim bắt đầu với một cảnh trên không đi qua mặt nước, hoặc bay trên một thành phố. Mục đích chính của establishing shot là để cho cảm giác về địa điểm hay tông.


Establishing shot không nhất thiết phải có mặt ở đầu một bộ phim, như chúng ta thấy trong cảnh trên không kinh điển này trong phim Shawshank Redemption.

Một loại establishing shot khác trở nên thịnh hành trong những năm gần đây. Ví dụ như trường đoạn tiêu đề trong Fight Club. Để thấy rằng nó không phải chỉ là đến từ bên ngoài rồi vào trong, cảnh establishing shot này bắt đầu từ trong và chuyển ra khỏi não Edward Norton.

 

 

Long Shot (LS) hay Wide Shot (WS) – Cảnh toàn

Một cảnh mà thấy toàn bộ cơ thể của một nhân vật hoặc đối tượng. Gần hơn cảnh establishing shot.


Medium Shot (MS) (Trung cảnh)

Ở giữa toàn cảnh và cận cảnh, trung cảnh có lẽ là khung hình phổ biến nhất cho hội thoại.


5. Close-Up (CU) (Cận cảnh)

Cảnh cận của một nhân vật không có thể giấu được bất cứ thứ gì. Chúng ta cảm nhận được cảm xúc của họ. Không giống như trung cảnht, cảnh cận thể hiện nhân vật trong cả khung hình, không có bất cứ thứ gì giữa họ và camera. Một cảnh cận cho phép người xem thực sự tập trung vào hành động và phản ứng của một nhân vật trong một cảnh.

6. Extreme Close Up (ECU) (Đặc tả)Extreme Close Up là một cách để tạo ra quá trình chuyển đổi hay hay để tập trung vào một thứ gì đó. Jonathan Demme sử dụng cảnh close-up của đèn flash trong The Silence of the Lambs để làm chao đảo người xem. Kỹ thuật này cũng được Edgar Wright và P.T. Anderson để chuyển đổi như bên dưới.

Trên đây là 6 địa điểm cần lưu ý để có được những góc quay phim đẹp, ấn tượng nhất. Để đảm bảo mang lại những thông tin cần thiết về việc đảm bảo mang lại cho không gian nhà ở những điều cần đặc biệt chú ý đến những thông tin trên.

lên đầu trang